SỰ KHÁC BIỆT KHI ĐẾN VỚI DVHDECOR

Thiết kế ấn tượng

Sáng tạo không ngừng với những thiết kế nội thất nhà bếp ấn tượng đến từ đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn một không gian nổi bật, hiện đại nhất.

Mang dấu ấn riêng

Một thiết kế nội thất nhà bếp mang đậm gu thẩm mỹ của người đứng đầu, phong cách riêng, màu sắc riêng sẽ được gửi đến tay quý khách hàng một cách chỉnh chu nhất.

Thiết Kế Nội Thất Nhà Bếp
Thiết Kế Nội Thất Nhà Bếp

DVHDECOR MANG GIẢI PHÁP TỐT NHẤT CHO NHÀ BẾP CỦA BẠN

Đề cao công năng

Yếu tố đề cao công năng ở mỗi bản vẽ thiết kế nội thất nhà bếp sẽ đặt ra khá nhiều thách thức cho KTS. Nhưng với kinh nghiệm dày dặn và ý tưởng đầy tính đột phá DVHDecor luôn đem lại cho khách hàng những phương án tốt nhất về thẩm mỹ và công năng.

Tối ưu không gian nhà bếp

Yếu tố tối ưu không gian ở mỗi bản vẽ thiết kế nội thất nhà bếp sẽ đặt ra khá nhiều thách thức cho KTS. Nhưng với kinh nghiệm dày dặn và ý tưởng đầy tính đột phá DVHDecor luôn đem lại cho khách hàng những phương án tốt nhất về thẩm mỹ và công năng.

Chúng tôi đã có

10

Năm kinh nghiệm

1548

Khách hàng

900

Thiết kế

1674

Dự án thi công

98%

Hài lòng

QUY TRÌNH THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ BẾP

Bước 1: Chuyên viên tư vấn sẽ ghi nhận lại những hạng mục nội thất bạn cần thiết kế thi công cho căn hộ của mình và giới thiệu sơ bộ về quy trình làm việc.

Bước 2: Chuyên gia thiết kế sẽ khảo sát hiện trạng thực tế tại căn hộ của bạn và trao đổi chuyên sâu hơn về vật liệu, cách bố trí, công năng… nội thất

Bước 3: Sau khi tư vấn và thống nhất ý tưởng, hai bên cùng ký hợp đồng thiết kế và đặt cọc phí để KTS lên bản vẽ. Phí thiết kế sẽ được hoàn lại nếu bạn thi công nội thất chung cư trọn gói.

Bước 4: Bản vẽ 3D hoàn thành sẽ được gửi đến bạn để chỉnh sửa bổ sung từ 1-2 lần và bàn giao bản vẽ hoàn thiện cuối cùng.

Bước 5: Sau khi gửi bản vẽ 3D hoàn chỉnh DVHDecor sẽ tiến hành triển khai bản vẽ 2D chi tiết và gửi tới quý khách hàng.

Xem thêm ...

BẢNG GIÁ CÁC GÓI THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ BẾP

TRUYỀN THỐNG

80.000/M2

Khảo sát hiện trạng thực tế

Thiết kế, bố trí mặt bằng

Phối cảnh nội thất 3D

Bản vẽ kết cấu 2D sản phẩm

Báo giá thi công chi tiết

Hoàn phí thiết kế khi thi công

HIỆN ĐẠI

120.000/M2

Khảo sát hiện trạng thực tế

Thiết kế, bố trí mặt bằng

Phối cảnh nội thất 3D

Bản vẽ kết cấu 2D sản phẩm

Báo giá thi công chi tiết

Hoàn phí thiết kế khi thi công

CỔ ĐIỂN - LUXURY

200.000/M2

Khảo sát hiện trạng thực tế

Thiết kế, bố trí mặt bằng

Phối cảnh nội thất 3D

Bản vẽ kết cấu 2D sản phẩm

Báo giá thi công chi tiết

Hoàn phí thiết kế khi thi công

Thiết kế nội thất nhà bếp nổi bật, phổ biến nhất hiện nay

Phòng bếp là một không gian cực kỳ quen thuộc đối với mỗi ngôi nhà. Đây không chỉ là khu vực nấu nướng, chế biến những món ăn mà còn là nơi cả gia đình có thể cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon. Chính vì vậy mà thiết kế nội thất nhà bếp sao cho hiện đại, đẹp mắt, tiện nghi và tối ưu công năng là vô cùng quan trọng. Bài viết hôm nay, DVHDecor sẽ giới thiệu đến bạn các mẫu thiết kế nội thất nhà bếp sử dụng phổ biến nhất.

I. Ưu điểm của việc thiết kế nội thất nhà bếp

Thiết kế nội thất nhà bếp là một việc cực kỳ quan trọng bởi nó đem đến nhiều ưu điểm như:

1. Tận dụng không gian phòng bếp tối đa

Thiết kế nội thất nhà bếp đòi hỏi người thiết kế cần phải sắp xếp, phân chia khu vực, bố trí đồ đạc thật khoa học. Đặc biệt đối với những không gian bếp diện tích nhỏ thì không gian chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Nhờ vào thiết kế mà không gian bếp trở nên gọn gàng, tiện nghi, không gian rộng rãi, thoáng mát.

2. Phù hợp với phong cách thiết kế ngôi nhà

Một không gian phòng bếp có tính tương đồng với thiết kế của ngôi nhà bao giờ cũng sẽ đem đến tính thẩm mỹ cao hơn. Qua đây, tạo được sự dễ chịu, thoải mái và đem đến nguồn cảm hứng lớn đối với người phụ nữ trong nội trợ và công việc.

3. Yếu tố phong thủy được đảm bảo

Trong thuật phong thủy, bếp chính là nơi đem lại được vượng khí và tài lộc cho mọi thành viên trong gia đình. Thiết kế nội thất nhà bếp phù hợp với phong thủy giúp đem đến được nhiều may mắn cho gia chủ, duy trì được ngọn lửa hạnh phúc và bảo vệ sự thịnh vượng của gia đình.

4. Yếu tố ánh sáng được đảm bảo

Ánh sáng chính là yếu tố không thể bỏ qua trong thiết kế nội thất nhà bếp. Ánh sáng của bếp có thể đến từ ngồn nhân tạo hoặc tự nhiên. Nhưng dù ở bất cứ nguồn nào thì người thiết kế cũng cần phải đảm bảo cung cấp nguồn sáng cho gian bếp.

Nếu như ánh sáng tự nhiên có thể giúp căn bếp thêm khô ráo, thông thoáng thì ánh sáng nhân tạo chính là nhân tố giúp tạo nên một không gian gần gũi, ấm cúng cũng là nơi để gia đình được quây quần.

5. Ngăn chặn mùi khó chịu và tiếng ồn

Bếp chính là nơi thường xuyên tạo nên nhiều tiếng ồn cùng với mùi khó chịu trong quá trình dọn dẹp cũng như nấu nướng. Với thiết kế nội thất nhà bếp khoa học sẽ giúp cho gia chủ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng của tiếng ồn cùng với mùi khó chịu sang những không gian khác của căn nhà.

Nói chung, những lợi ích mà việc thiết kế nội thất bếp đem đến đều nhằm một mục đích chính đó chính là giúp tình cảm của gia đình bạn thêm gắn kết hơn và là nơi gia đình có thể cùng nhau thưởng thức những bữa cơm nhà thơm ngon.

II. Nhưng lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp

1. Lựa chọn kích thước nội thất phù hợp

Một công việc bạn không thể bỏ qua khi thiết kế nội thất nhà bếp đó là việc tính toán diện tích, đo đạc cùng với những kích thước của phòng bếp để có thể chọn lựa được kích thước nội thất phù hợp nhất. Hạn chế hiện tượng chọn sai kích thước dẫn đến sự không thuận mắt, vướng víu. 

Ví dụ: Kích thước của tủ bếp với chiều cao từ 80 – 85cm thì bạn có thể lắp được lò nướng, máy rửa bát,…Hay tủ bếp có độ cao từ 90cm sẽ có thể lắp ráp thêm các thiết bị như giá bát đĩa, máy hút mùi. Đây được xem là kích thước tủ phù hợp nhất đối với chiều cao của người phụ nữ Việt.

2. Màu sắc thiết kế

Việc chọn lựa màu sắc chủ đạo cho phòng bếp còn phụ thuộc vào diện tích phòng bếp cùng với phong cách thiết kế mà gia chủ đang muốn theo đuổi. Những màu sắc cơ bản hiện nay như: đen, xám, trắng sẽ giúp cho không gian phòng bếp được hiện đại hơn.

Những màu Pastel sẽ thích hợp nhất với những gian bếp có phong cách Vintage. Bên cạnh đó, những màu sắc có tone màu sáng sẽ tạo cho bạn một cảm giác rộng rãi cho không gian sẽ thích hợp hơn cho những căn bếp nhỏ.

Khi thiết kế nhà bếp hiện có một nguyên tắc vàng mà những chuyên gia luôn tuân thủ thực hiện phối màu đó là tỷ lệ 60/30/10 cùng với 60% một không gian đem đến màu sắc chủ đạo, 30% chính là tone màu phụ và 10% chính là tone màu điểm nhấn.

3. Yếu tố ánh sáng

Với những căn bếp nhỏ thì việc bố trí bếp gần với giếng trời hay cửa sổ luôn được ưu tiên hàng đầu bởi có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên tối đa giúp cho không gian bếp được thông thoáng.

Ngoài ra, khu vực rửa bát, nấu ăn, sơ chế, bàn ăn đều được bố trí đầy đủ bóng đèn vừa cung cấp đầy đủ ánh sáng cho công việc nội trợ và tạo không gian ấm cúng.

4. Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp theo nguyên tắc tam giác

Bố trí vận dụng, đồ dùng trong nhà bếp theo đúng quy tắc tam giác chính là việc sắp đặt 3 khu vực chính của một căn phòng bếp chính là bồn rửa, bếp nấu, tủ lạnh ở những vị trí cụ thể để tạo nên một hình tam giác. Một số lưu ý khi sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp theo nguyên tắc tam giác như sau:

  • Tổng chiều dài 3 cạnh tam giác sẽ phải lớn hơn 4m và nhỏ hơn 8m
  • Mỗi cạnh tam giác cần có độ dài nằm trong khoảng từ 1.1m – 2.6m
  • Để lợi trong việc di chuyển bạn cần đảm bảo khoảng không trong tam giác cần thông thoáng.
  • 2 bếp cần cách xa nhau ít nhất là 30cm để phần tay cầm không bị chạm vào nhau
  • Vị trí của bếp nấu cách chậu rửa chén bát tối thiểu là 60cm
  • Nếu gia đình có máy rửa bát thì cần đặt gần với chậu rửa để tiện lợi hơn trong việc sử dụng

5. Lựa chọn sàn bếp

Khi chế biến, nấu ăn thì sàn nhà bếp khá dễ bị dính nước, xảy ra những hiện tượng trơn trượt, có thể gây ra tai nạn cho người dùng nếu không cẩn thận. Do vậy, việc ốp sàn cho nhà bếp cũng nên được chú trọng để luôn đảm bảo được mức độ an toàn.

Theo vậy, vật liệu được nhiều người dùng nhất để lát sàn phòng bếp chính là gỗ bởi ưu điểm chắc chắn, chịu va đập tốt, bền bỉ, chống trơn trượt, chống ẩm tốt. Ngoài ra, những loại nhựa PVC giả gỗ hay gạch men cũng được ưa chuộng bởi chất lượng tốt nhưng có mức chi phí rẻ, hạn chế trơn trượt.

6. Thiết kế không gian mở

Nhà bếp có không gian mở là nhà bếp có không gian gắn liền với những không gian khác như phòng ăn hay phòng khách. Với thiết kế dạng mở, đảo bếp hoặc bàn ăn thường sẽ trở thành nơi nối liền giữa hai không gian bếp với nhau.

Ngoài việc đem lại sự thông thoáng, việc không gian bếp được nối liền với các không gian khác nhau giúp tạo nên rộng rãi của căn nhà và mở rộng được tầm nhìn.

Điểm hạn chế của thiết kế này chính là việc bạn cần phải lưu tâm đến vấn đề hút mùi bởi hệ thống mui không được tốt, mùi hôi hoặc mùi thức ăn có thể ảnh hưởng lớn đến không gian khác trong nhà.

Tiếng ồn trong quá trình nấu nướng cũng là vấn đề mà cần phải chú ý trong thiết kế nhà bếp có không gian mở.

III. Mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, vạn người mê

1. Thiết kế nội thất tủ nhà bếp chữ L

Tủ bếp dạng chữ L chính là thiết kế thuộc góc vuông của căn phòng tạo nên sự thoải mái tốt nhất. Cách thiết kế này giúp rút ngắn khoảng cách giữa nơi để nấu, để đồ vận dụng đem đến sự thuận tiện khi sử dụng.

2. Thiết kế nội thất tủ bếp chữ U

Với những căn bếp có diện tích không gian không quá nhỏ thì việc thiết kế tử bếp có 3 dãy sẽ được sắp xếp tạo nên 2 góc vuông tương tự hình chữ U sẽ giúp bạn tận dụng tối đa không gian. Ngoài ra, để tránh sự vướng víu bạn có thể thiết kế bàn ăn ngay cạnh dãy bếp.

3. Bố trí nội thất tủ bếp chữ I

Tủ bếp dạng chữ I là một kiểu tủ được rất nhiều gia chủ yêu thích nhờ vào thiết kế đơn giản đem lại một không gian nhà bếp hiện đại, tinh tế. Đây được xem là một mẫu tủ phù hợp với những căn bếp thuộc kiểu nhà ống.

4. Nội thất tủ bếp song song

Tủ bếp song song chính là mẫu thiết kế có hai bên độc lập đối diện với nhau với một dãy là bếp nấu, bồn rửa, phần bên kia chính là nơi bố trí tủ lạnh, tủ chạn, lò nướng. Ở phần giữa tạo được một lối đi giúp thuận tiện hơn trong việc đi lại, di chuyển.

5. Thiết kế nội thất tủ bếp chữ G

Để có thể tận dụng được không gian rộng rãi của một căn bếp lớn, tủ bếp hình chữ G chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn bạn cần quan tâm. Đây được xem là một mẫu tủ biến thể của tủ bếp chữ U với phần quầy bar hoặc đảo bếp được nối liền với phần tủ tạo nên chữ G.

IV. Các mẫu phong cách thiết kế nội thất nhà bếp hiện nay

1. Nội thất nhà bếp phong cách hiện đại

Một căn bếp được thiết kế theo xu hướng hiện đại thường sẽ đem lại sự đơn giản, những món đồ nội thất thường không quá cầu kỳ. Tiêu biểu trong đó chính là tủ bếp hình vuông, bàn ăn hình chữ nhật.

Ngoài ra, luôn sử dụng những tông màu đơn sắc ưu tiên màu be, màu trắng, màu ghi,…đặc biệt có thể có những tác dụng mở rộng đến không gian hạn chế cảm giác bị lỗi sau thời gian sử dụng dài.

2. Bố trí nội thất nhà bếp phong cách cổ điển

Không gian nội thất nhà bếp được thiết kế theo phong cách cổ điển sẽ hướng đến việc sử dụng họa tiết, hoa văn uốn lượn, mềm mại và chạm khắc tinh xảo ở bàn ghế, gờ tường, cánh cửa tủ tạo nên vẻ đẹp trang nhã, truyền thống, quý phái.

3. Nội thất phòng bếp theo phong cách tân cổ điển

Những gia đình yêu thích một căn nhà đem đến sự đẳng cấp, sang trọng mà vẫn toát lên được sự trẻ trung, cá tính thì phong cách tân cổ điển là một sự chọn lựa hoàn hảo. Theo đó, phong cách này ưu tiên những điểm xuyết bằng những hình khối đơn giản được mạ bạc, mạ vàng sáng bóng.

<=> Xem nhiều hơn mẫu thiết kế nội thất nhà bếp nổi bật hiện nay

Xem thêm: Thiết kế nội thất 

Xem thêm: Thiết kế nội thất nhà bếp hiện đại

V. Địa chỉ thiết kế nội thất nhà bếp uy tín, chất lượng

Hiện nay, nhu cầu về thi công, thiết kế nội thất nhà bếp tương đối phong phú. DVHDecor là một đơn vị bạn cần chú ý và lưu tâm bởi tại đây bạn sẽ nhận được một bảng báo cáo chi tiết về chi phí, đơn vị thi công cần có những thông số kỹ thuật chuẩn xác về kích cỡ, bản vẽ nhà chi tiết, sản phẩm đi kèm và những hạng mục khác.

Nếu bạn đang cần thi công và thiết kế nội thất nhà bếp hiện đại, đẹp, bắt kịp xu hướng hiện nay thì hãy tin tưởng và chọn lựa DVHDecor.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

    contact-form